Thứ Ba, 21 tháng 1, 2020

DỤNG CỤ lắp ráp Gundam ĐẦY ĐỦ NHẤT (phần 1)

Hình ảnh dưới đây có hơi bị quen thuộc với anh em Gundam Builders không ta?


nubmarks-1
Ghẻ lồi ghẻ lõm...

Đúng rồi đó, đây là hình ảnh mấy cục "ghẻ" hậu quả của việc xử lý chưa đúng cách, những kẻ làm cho bé Gundam cool ngầu tự nhiên bị -100x điểm hấp dẫn.

Vậy làm sao để lắp ráp Gundam vừa đúng lại vừa đẹp? Trong bài viết này Gundam, Hướng dẫn và Kinh nghiệm mình sẽ chỉ cho bạn yếu tố tiên quyết đầu tiên: DỤNG CỤ! Bài viết sẽ có 2 phần để tránh quá dài, đỡ tốn thời gian hít nhựa của anh em hehe.



Mục lục


# Khái quát

Nhìn chung thì một bộ dụng cụ sẽ gồm có những món sau:

Kềm + Dao + Nhám + (Kẻ lằn + Nhíp + Dung dịch dán decal + Topcoat)

Phần 1 mình sẽ nói về 3 món đầu tiên trước vì với mình những món đó là cần thiết nhất để cả những bạn sinh viên học sinh cũng lắp được 1 bé Gundam hoàn hảo.

Phần 2 mình sẽ nói về 4 món trong ngoặc, những dụng cụ giúp Gundam đẹp hơn, bền hơn, thích hợp với những anh em khá hơn một tí mà cấp độ nghiện đã đạt đến mức lv2.


Do túi tiền mỗi người khác nhau nên trước hết mình sẽ liệt kê hết các dụng cụ lắp Gundam mình biết ở mọi giá tiền để mọi người tham khảo. Rồi sau đó đến cuối cùng mình mới đề xuất một vài tổ hợp mình thấy hợp lý cho các bạn nhe!
Trở lại mục lục bài viết

# Kềm

1. Hướng dẫn:

Các part Gundam đều được đúc trên khuôn nhựa gọi là runner như trong bài Top Gundam đẹp nhất phải mua 2019 mình đã giới thiệu. Để tách chi tiết ra khỏi runner mình cần phải cắt mẩu nhựa nối part với runner ra.

Cách tốt nhất để làm điều đó chính là dùng kềm cắt. Đừng cắt sát mà hãy chừa một tí như hình để tránh làm cấn nhựa nhé. Kềm càng xịn thì chừa càng ít vì lưỡi bén hơn nhiều!

nubmarks-2
Nhớ chừa một đoạn, đừng cắt sát part nha

Lý do là vì tuy đã được design thật mỏng và gọn nhưng mẩu nhựa nối part vẫn khá dày để cắt bằng dao. Nếu dùng dao thì sẽ phải ấn thật mạnh, lưỡi dao dễ mẻ và chưa kể bị gãy.

Còn có nên tiết kiệm bằng cách dùng tay bẻ không? Càng không nha. Bẻ bằng tay sẽ làm cho phần nhựa dính với part bị kéo ra ngoài chung với mẩu nhựa làm bị lõm biến dạng part luôn đó!

nubmarks-3
Bẻ bằng tay sẽ kéo cả phần nhựa part ra ngoài làm biến dạng cả part!

*Tips: Để bảo quản sau mỗi lần xài các bạn sẽ lau sạch nhựa rồi bôi "dầu máy" thật đều cả trong lẫn ngoài từ chỗ lò xo đến mũi và lưỡi kềm nhé để tránh bị gỉ sét.


bao-quan-kem

2. Phân loại:

*Bình dân: Kềm Plato hay Kềm cắt chân linh kiện
-Ưu điểm: Rẻ nhất
-Nhược điểm: Chỉ để cắt part khỏi runner và khi cắt phải chừa một đoạn thật to (cả bên ngoài mẩu nhựa nối) rồi tỉa dần do độ bén thấp, lưỡi kềm to và ngắn khó đưa vào khe để cắt.

plato-nipper

*Trung cấp: Kềm Ipliers Nanye
-Ưu điểm: Bén hơn Plato nên ít cấn nhựa hơn, lưỡi kềm thon dễ lách vào khe
-Nhược điểm: Độ bén tầm trung vẫn phải chừa một đoạn cỡ 1.5mm-2mm rồi tỉa tiếp, mặt cắt vẫn chưa phẳng, thấy cấn và lõm nhựa trắng chính giữa, không nên dùng để xử lý part có bề mặt mạ chrome hoặc sơn sẵn (vì vẫn phải xử lý tiếp nhiều công đoạn dễ làm trầy xước).

nanye-nipper
Ảnh: aliexpress.com

*Bán cao cấp: Kềm G-Temple GT-01/GT-02
-Ưu điểm: Khá bén, mặt cắt phẳng, rất ít cấn nhựa chính giữa, chỉ chừa khoảng 1mm, lưỡi kềm thon, đã có thể dùng để xử lý part có bề mặt mạ hoặc sơn sẵn.
-Nhược điểm: Tương đối mắc, chưa cắt sát mịn màng bằng Godhand

g-temple-gt02-nipper
Ảnh: hobby-depo.com

*Bán cao cấp: Kềm Dspiae ST-03
-Ưu điểm: Khá bén, mặt cắt phẳng, rất ít cấn nhựa chính giữa, chỉ chừa khoảng 1mm, lưỡi kềm thon, đã có thể dùng để xử lý part có bề mặt mạ hoặc sơn sẵn, sản phẩm mới xuất hiện gần đây nhưng chất lượng khá tuyệt vời tương tự GT-02, có kèm dầu bảo quản + bao da (nếu có)
-Nhược điểm: Tương đối mắc, chưa cắt sát mịn màng bằng Godhand



*Cao cấp: Kềm Godhand
-Ưu điểm: Siêu bén, mặt cắt phẳng hầu như không cấn nhựa, hoàn toàn có thể cắt sát không cần tỉa tiếp bằng dao, lưỡi kềm thon, xử lý gọn gàng part mạ chrome hoặc sơn sẵn
-Nhược điểm: Siêu mắc, lưỡi kềm rất dễ gãy nên phải xài chung với một kềm khác, một số loại nhựa cứng như nhựa clear không nên dùng trực tiếp (đọc kĩ hướng dẫn kèm theo nha)

godhand-nipper
Ảnh: gundam.my

*Tips: Với Godhand thì nên có 1 cây kềm thứ hai "cùi hơn", như mình thấy từ Nanye trở xuống là được. Đầu tiên ta sẽ cắt part khỏi runner bằng kềm phụ (tất nhiên phải chừa một mẩu nhựa thừa nhé tại kềm "cùi" mà). Sau đó mới dùng Godhand tỉa phần còn lại. 
Trở lại mục lục bài viết

#Dao

1. Hướng dẫn:

Sau khi cắt bằng kềm và chừa còn một đoạn ngắn, tiếp theo ta sẽ dùng dao để gọt tỉa phần nhựa thừa còn lại để phẳng bề mặt như trong video dưới đây (Nanye, Plato nhớ chừa nhiều hơn trong clip nhé)



2. Phân loại:

*Bình dân: Dao 9sea
-Giá: [xem giá rẻ nhất hiện tại]
-Ưu điểm: Lưỡi bén, thân bọc cao su êm tay, có thể mua lẻ lưỡi xài tiếp
-Nhược điểm: Mau cùn, dễ bị gỉ

9sea-hobby-knife
Ảnh: ttgshop.vn

*Trung cấp: Dao Olfa
-Giá: [xem giá rẻ nhất hiện tại]
-Ưu điểm: Lưỡi bén và xài lâu hơn hẳn 9sea, có thể mua lẻ lưỡi xài tiếp
-Nhược điểm: Mắc hơn

olfa-hobby-knife
Ảnh: touchdiy.com

*Tips: Olfa có bán lưỡi lẻ và hoàn toàn có thể dùng với dao 9sea! Tuy nhiên nhớ chọn lưỡi KB5, đừng chọn lưỡi KB1 vì KB1 to hơn so với lưỡi 9sea. Để đỡ khó hiểu anh em tham khảo hình dưới đây nha.

olfa-hobby-knife 2
Ảnh: Spectral Hobby Group
Trở lại mục lục bài viết

# Nhám

1. Hướng dẫn:

Sau khi tỉa bằng dao, phần nhựa thừa còn lại chỉ còn rất ít, gần như phẳng. Thế nhưng để bề mặt phẳng đều hoàn toàn đồng thời khắc phục những chỗ trầy xước vô tình gây ra khi tỉa bằng dao hoặc kềm thì chắc chắn bạn sẽ cần một bộ nhám, đặc biệt là với các part cong tròn.

Mình sẽ chà từ số nhỏ (sần sùi, rất nhám) rồi lên số to hơn (ít sần sùi, hạt nhám mịn hơn) từ từ nha. Video dưới đây là một ví dụ điển hình, nhìn nhám xong đẹp hết hồn luôn!



Trong trường hợp sử dụng kềm Godhand thì gần như bạn bỏ qua luôn cả 2 bước tỉa dao lẫn chà nhám. Bởi vậy nhiều anh em bận bịu đi làm vẫn cắn răng quất luôn "Bàn tay của Chúa" dù biết rằng mua xong chắc chắn phải giấu vợ và phải mua thêm 1 cây kềm "cùi hơn" đi kèm.

2. Phân loại:

*Bình dân: Giấy nhám nước mua tại các tiệm điện nước (800 1000 1500 2000)
-Giá: [xem giá rẻ nhất hiện tại]
-Ưu điểm: Rẻ, dễ tìm, đủ mọi độ mịn, tờ giấy to dùng được nhiều, có thể chà nhiều loại bề mặt
-Nhược điểm: Phải tự cắt nhỏ, dán lên que gỗ để dễ sử dụng, khi dùng phải làm ướt chỗ chà

sandpapers
Ảnh: KOVAX

*Bình dân 2 / Gần trung cấp: Cục chà nhám làm sẵn
-Ưu điểm: Làm sẵn thành từng que với nhiều độ mịn, thường là nhám khô
-Nhược điểm: Mau thay do ít, khó chà khe góc do to
cha-nham-ustar
Bộ chà nhám Ustar xài được khá lâu. Ảnh: qoo10.sg

Đến đây thì chắc anh em đã biết được một số dụng cụ cơ bản để lắp Gundam thật đẹp rồi nhỉ? Giờ Gundam, Hướng dẫn và Kinh nghiệm mình đi dọn nhà đón Tết cái. Hẹn các bạn ở phần tiếp theo nha!
Trở lại mục lục bài viết


Thêm EmojiTắt Emoji